Sàn điện tử hàng Việt Nam chất lượng cao sẽ hoạt động thường xuyên trong năm, cùng với các phiên theo chủ đề hàng tháng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN) xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu và bán hàng.
Thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng phát triển nhanh tại Việt Nam, nhưng có nhiều vấn đề mà pháp luật chưa thể quản lý hết nên cần sửa đổi quy định để chặt chẽ và bao quát hơn.
Các doanh nghiệp đang quan tâm tới thương mại điện tử cần nắm bắt nhanh các xu hướng để tiếp cận khách hàng tốt hơn và đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất nâng cao nhận thức và năng lực cải tiến thông qua áp dụng phương pháp Kaizen, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp - Sở Công Thương phối hợp với Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương - Bộ Công Thương tổ chức Khóa đào tạo áp dụng phương pháp cải tiến Kaizen trong sản xuất.
5 năm tới, Bộ Công Thương tiếp tục xác định TMĐT là một phương thức kinh doanh quan trọng. Ngoài ra, các hiệp định thương mại quốc tế đều đề cập sâu đến TMĐT, đòi hỏi lĩnh vực này phải phát triển nhanh và bền vững hơn nữa.
Thời gian qua, đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19, hoạt động thương mại điện tử nở rộ với sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên các chế tài xử phạt hành vi vi phạm hiện còn thiếu và hầu như chưa theo kịp sự “bùng nổ” của loại hình thương mại này.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và thương hiệu trong môi trường kinh doanh trực tuyến, tạo sự tin tưởng ổn định đối với khách hàng truyền thống đồng thời phát triển khách hàng tiềm năng, Sở Công Thương triển khai Đề án “Xây dựng, phát triển bộ thương hiệu trực tuyến cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh Long An” cho 12 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực của tỉnh (bao gồm website, hệ thống email, fanpage trên Facebook, Landing page).
Lo ngại dịch bệnh Covid-19, doanh thu tại các chợ ở Hà Nội giảm 50-80%. Trong khi đó, doanh thu từ mua sắm online qua các sàn thương mại điện tử của một số doanh nghiệp tăng 20-30%. Bộ Công Thương khẳng định, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp loại hình kinh doanh trực tuyến đã và đang là biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp, tập trung đông người cần tiếp tục được khuyến khích.
Những giải pháp kỹ thuật số gồm các công cụ sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu Việt Nam, nhất là các DN vừa và nhỏ, đảm bảo mục tiêu phát triển xuất khẩu, kết nối với người mua trên khắp thế giới qua thương mại điện tử (TMĐT) trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, suy thoái kinh tế toàn cầu đã được cộng đồng DN quan tâm, chú trọng phát triển.