Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và nền tảng thương mại điện tử Alibaba.com ký Biên bản ghi nhớ chính thức nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam xuất khẩu trực tuyến thành công đã một lần nữa khẳng định hiệu quả của hình thức kinh doanh này.
Ngày 8/3/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có thư ngỏ kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2021 trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19.
Dù chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn, Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất trong khối ASEAN tại Pháp và cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này vẫn đang rất rộng mở.
Với chủ đề “Kinh doanh trách nhiệm, tiêu dùng bền vững trong thời kỳ bình thường mới”, Bộ Công Thương kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp Hưởng ứng ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2021 trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
Tình hình đại dịch diễn tiến liên tục đã thúc đẩy mạnh mẽ các doanh nghiệp và người dùng chuyển đổi sang nền tảng trực tuyến, đây là xu hướng sẽ tiếp tục diễn ra trong thời kỳ bình thường mới. Trước bối cảnh này, Shopee đã đưa ra 3 dự đoán chính cho thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2021 liên quan đến các lĩnh vực thanh toán, cung ứng hậu cần và kỹ thuật số hóa.
Thương mại điện tử (TMĐT) dự báo tiếp tục bùng nổ trong năm 2021, doanh thu vượt xa mốc 12 tỷ USD (năm 2020 đạt 11,8 tỷ USD). Đây sẽ là cơ hội để doanh nghiệp (DN) trong nước bứt phá, xây dựng chiến lược kinh doanh mới, tiếp cận kênh phân phối hiện đại, uy tín.
Sàn điện tử hàng Việt Nam chất lượng cao sẽ hoạt động thường xuyên trong năm, cùng với các phiên theo chủ đề hàng tháng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN) xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu và bán hàng.
Lo ngại dịch bệnh Covid-19, doanh thu tại các chợ ở Hà Nội giảm 50-80%. Trong khi đó, doanh thu từ mua sắm online qua các sàn thương mại điện tử của một số doanh nghiệp tăng 20-30%. Bộ Công Thương khẳng định, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp loại hình kinh doanh trực tuyến đã và đang là biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp, tập trung đông người cần tiếp tục được khuyến khích.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 12/2019/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) quốc gia (Quyết định 12). Trong đó mức hỗ trợ cho các hoạt động được quy định rõ ràng.